Hiện nay, nhiều mặt hàng thủy hải sản tươi sống đang được ưa chuộng ở nhiều nhà hàng, các doanh nghiệp cũng bắt đầu tìm hiểu quy trình / thủ tục nhập khẩu về Việt Nam để phân phối.
Thủy sản khi nhập khẩu về Việt Nam có rất nhiều loại: thủy sản làm giống, thủy sản tươi sống, thủy sản đông lạnh, nhập sản xuất xuất khẩu,... Melody Logistics gửi đến quý khách quy trình thủ tục nhập khẩu tôm hùm:
Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu (trước khi nhập khẩu hàng)
Bước 2: Đăng ký kiểm dịch động vật
Bước 3: Mở tờ khai hải quan
Bước 4: Lấy mẫu kiểm dịch động vật
Bước 5: Nộp chứng thư kiểm dịch động vật thông quan lô hàng.
Thời gian thông quan lô hàng tôm hùm khoảng 15 ngày.
XIN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU
Để xin được giấy phép kiểm dịch động vật nhập khẩu, trước hết truy cập vào website của Cục Thú Y để xem công ty xuất khẩu, nhà sản xuất nơi mà bạn chuẩn bị nhập về đã có thể xuất vào Việt Nam chưa Trên trang website của Cục Thú Y có danh sách các công ty đã được phép xuất khẩu vào Việt Nam.
Hồ sơ gồm có:
- 1 bản sao y giấy đăng ký kinh doanh
- 1 bản đơn đăng ký theo mẫu
- 1 bản Health Certificate (mẫu của nước xuất khẩu)
Từ 5-7 ngày kể từ khi nộp bộ hồ sơ nếu hợp lệ sẽ được cấp giấy phép.
KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT
Khi hàng đã cập cảng thì bắt đầu tiến hành đăng ký kiểm dịch động vật.
Hồ sơ để đăng ký bao gồm:
- Mẫu đăng ký 3 bản
- Giấy phép nhập khẩu bản gốc ( đã xin ở trên)
- Invoice, Packing list
- Bill of Lading
Nộp hồ sơ, đóng tiền, hẹn ngày kiểm dịch động vật. Trong vòng 4 ngày sau khi kiểm dịch bạn sẽ nhận được chứng thư kiểm dịch.
MÃ HS CODE THAM KHẢO
03061210: Tôm hùm hun khói
03061290: Tôm hùm ướp lạnh, đông lạnh
03061410: cua ghẹ ướp lạnh, đông lạnh vỏ mềm.
03061490: cua ghẹ ướp lạnh, đông lạnh
16053000: Tôm hùm đã được chế biến, bảo quản
THỦ TỤC HẢI QUAN
Bộ hồ sơ để thông quan bao gồm
- Invoice, Packing list
- Bill of lading
- C/O (nếu có)
- Tờ khai hải quan
- Chứng thư chứng nhận kiểm dịch động vật